Giới thiệu Bệnh viện YHCT Quảng Nam

 GIỚI THỆU CHUNG

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 575/QĐ-UB ngày 15/4/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 3802/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam trên cơ sở Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Quảng Nam.

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam.

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 575/QĐ-UB ngày 15/4/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 3802/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam trên cơ sở Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Quảng Nam.

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam.

1. VỊ TRÍ

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, là tuyến khám, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh, có trụ sở làm việc tại số 13 đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

2. CHỨC NĂNG

Thực hiện khám, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.

3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

3.1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng:

Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn;

3.2. Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền:

a/ Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại;

b/ Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học về y, dược cổ truyền trong tỉnh;

c/ Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho giám đốc Sở Y tế xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn;

d/ Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng dụng theo quy định của pháp luật.

3.3. Đào tạo

a/ Tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại Bệnh viện;

b/ Cử công chức, viên chức có đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành lâm sàng;

c/ Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định;

d/ Cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại bệnh viện theo quy định.

3.4. Chỉ đạo tuyến

a/ Tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao;

b/ Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác chỉ đạo tuyến về y, dược cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y, dược cổ truyền đối với các cơ sở y tế trong tỉnh;

c/ Phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo xây dựng vườn thuốc nam trong các cơ sở y tế và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền.

3.5. Phòng, chống dịch bệnh

a/ Chủ động hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền;

b/ Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn theo quy định.

3.6. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe

a/ Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về công tác y, dược cổ truyền;

b/ Tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

c/ Tuyên truyền vận động nhân dân nuôi trồng, thu hái, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cây con làm thuốc.

3.7. Công tác dược và vật tư y tế

a/ Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác bảo tồn, phát triển dược liệu;

b/ Cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú;

c/ Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh, nhân dân và các cơ sở y tế trên địa bàn;

d/ Hướng dẫn sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc Y học cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả;

đ/ Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.

3.8. Quản lý bệnh viện

a/ Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

b/ Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định;

c/ Quản lý nhân lực, cơ sở vật chất của bệnh viện theo quy định.

3.9. Hợp tác quốc tế

a/ Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền;

b/ Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3.10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao