- Vận động: Liệt nửa người, liệt tứ chi, yếu tay hoặc chân, khó khăn trong việc đi lại. Đây là một trong những di chứng thường gặp nhất. Từ đó, người bệnh phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân gia đình, giảm chất lượng cuộc sống.
- Ngôn ngữ: Nói khó, ngọng, biến đổi giọng nói, rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp khiến người bệnh trở nên tự ti, trầm cảm, sống khép kín.
- Rối loạn nuốt: Người bệnh dễ bị hít sặc khi ăn, uống. Nguy cơ viêm phổi do hít sặc.
- Rối loạn cảm giác: Người bệnh có thể sẽ mất cảm giác nóng, lạnh, đau…mất cảm giác trên da. Điều này rất nguy hiểm cho người bệnh khi tiếp xúc nguy cơ bỏng và tổn thương.
- Đại tiểu tiện không tự chủ
- Rối loạn thị giác
- Rối loạn nhận thức như: giảm tư duy, sa sút trí tuệ…
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
II. Phục hồi chức năng sau đột quỵ là rất cần thiết:
Phục hồi chức năng sau đột quỵ càng sớm thì người bệnh càng lấy lại được nhiều những kĩ năng, chức năng bị mất, phòng tránh viêm phổi, tắc mạch do nằm lâu, tránh loét do tì đè, giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ,…. Do đó, phục hồi chức năng sau đột quỵ càng sớm càng tốt. Thời gian phục hồi chức năng sau đột quỵ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và những biến chứng nào gặp phải.
III. Người bệnh nên thực hiện những liệu pháp nào?
Vấn đề về tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân khác nhau. Vì vậy, phục hồi chức năng, tập luyện cũng tùy thuộc vào từng người. Các liệu pháp khác nhau bao gồm:
1. Hoạt động thể chất:
- Những bài tập kĩ năng vận động: Như lăn trở trên giường, ngồi hay đứng dậy, đi bộ hoặc sử dụng bàn tay, cánh tay, vận động các cơ, khớp bị cứng. Những bài tập này giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp các động tác. Người bệnh cũng có thể phải tập luyện để làm mạnh cơ nuốt.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
- Tập luyện di chuyển: Người bệnh học cách di chuyển với những dụng cụ trợ giúp, như xe lăn, khung, nạng, xe đẩy,…. Mục đích là để hỗ trợ sức nặng cơ thể trong khi người bệnh học cách đi trở lại.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
- Liệu pháp sử dụng bắt buộc: Hạn chế sử dụng tay bên lành, tăng cường tập luyện tay bên liệt. Luyện tay bên liệt sẽ giúp tăng cường khả năng hồi phục.
- Duy trì tầm vận động: Một số bài tập và phương pháp điều trị có thể làm giảm sự co cứng cơ và giúp người bệnh lấy lại tầm vận động của khớp.
* Một số kĩ thuật hỗ trợ cho hoạt động thể chất, như là:
- Kích thích điện chức năng: Dòng điện được áp dụng cho những cơ bị yếu, giúp cơ co. Vì vậy, kích thích điện có thể giúp phòng ngừa teo cơ, yếu cơ.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
- Công nghệ robot: Các thiết bị robot có thể hỗ trợ tay, chân bị yếu thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại. Giúp chi bị yếu liệt lấy lại sức mạnh và chức năng.
2. Những hoạt động về nhận thức và cảm xúc bao gồm:
- Nhận thức: Hoạt động trị liệu và âm ngữ trị liệu có thể giúp người bệnh lấy lại những khả năng nhận thức bị mất. Ví dụ: trí nhớ, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xã hội, kĩ năng đánh giá, nhận biết về sự an toàn.
- Giao tiếp: Ngôn ngữ trị liệu có thể giúp người bệnh lấy lại những khả năng bị mất, như: nói, nghe, viết và sự hiểu.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
IV. Điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam
Trong thời gian vừa qua, số lượt người bệnh di chứng đột quỵ đến Bệnh viện YHCT Quảng Nam khám và điều trị khá nhiều với 411 lượt bệnh điều trị nội trú (01/2019 – 06/2020). Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện, ngoài các phương pháp YHCT còn kết hợp các phương pháp PHCN như: tập vận động, tập mạnh cơ tứ đầu đùi, điện xung, giao thoa, siêu âm điều trị, hồng ngoại, sóng xung kích… Với những phương pháp phục hồi chức năng trên giúp người bệnh sau đột quỵ có thể giữ tư thế tốt và đúng, tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày.
Sau quá trình điều trị, số lượng người bệnh có kết quả đỡ và giảm chiếm số lượng nhiều. Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một phần không thể thiếu, giúp người bệnh hòa nhập với cộng đồng, trở về cuộc sống của chính mình.
Người tổng hợp và viết bài: CNĐD. Nguyễn Thị Ánh Quang